[HÉ LỘ] Các loại Ngọc quý thời xưa nổi tiếng nhất trên thế giới

Ngày đăng: 10/06/2021
Lượt xem: 10590

[HÉ LỘ] Các loại Ngọc quý thời xưa nổi tiếng nhất trên thế giới

Các loại Ngọc quý thời xưa luôn mang đến một vẻ đẹp khuynh thành và đa phần đều gắn liền với một ý nghĩa nhất định. Trải qua một quá trình dài lưu truyền, những viên Ngọc có khả năng tồn tại vượt thời gian đều trở nên càng trân quý và hoàn hảo. Và sau đây là những chia sẻ của chúng tôi về những loại Ngọc lâu đời này.

1. Ngọc Bích Biên Hòa

Ngọc Bích Biên Hòa (hay còn gọi là Hòa Thị Ngọc, Ngọc của người họ Hòa) là một trong các loại Ngọc quý thời xưa có nguồn gốc từ Trung Hoa và gắn liền với câu chuyện được kể lại suốt bao thế hệ nay. 

Tương truyền rằng vào thời Sở, đời vua Lệ Vương những năm 300 trước Công Nguyên, có một người họ Hòa tìm được viên Ngọc quý và tiến dâng nó đến nhà vua. Tuy nhiên, sau khi cho người thẩm định, vua Lệ Vương cho rằng đây chỉ là đá không phải là Ngọc và người họ Hòa kia đang lừa gạt nhà vua. Sau đó, ông ra lệnh chặt chân trái người này.

Ngọc Bích Biên Hòa

Đến đời vua Vũ Vương kế vị, người họ Hòa này lại một lần nữa mang viên Ngọc này đến tiến dâng cho vua Vũ Vương. Vũ Vương một lần nữa cho người thẩm định đây chỉ là một viên đá bình thường chứ không phải là Ngọc. Sau đó, Vũ Vương ra lệnh chặt một bên chân phải còn lại của người họ Hòa.

Cuối cùng đến đời vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hòa mang những uất hận cùng với viên Ngọc đến gặp nhà vua thêm một lần nữa. Tuy nhiên, lần này vua Văn Vương đã thẩm định rằng đây chính là Ngọc thật chứ không phải đá. Từ đó về sau, vị vua này đã đặt tên cho viên Ngọc này là Ngọc Bích Biên Hòa và xem nó như quốc bảo.

Ngọc Bích Biên Hòa đã trải quá quá trình lưu lạc trong những cuộc chiến tranh thời phong kiến. Sau hơn 300 năm làm quốc bảo ở nước Sở, viên Ngọc này lưu lạc đến Triệu rồi lại rơi vào tay của vua nước Tần. Sau khi thống nhất toàn bộ Đại Lục, Tần Thủy Hoàng đã cho thợ đục viên Ngọc này thành ngọc tỷ của vua.

Và từ đó cho đến nay, Ngọc Bích Biên Hòa liên tiếp bị thất lạc và rơi vào tay nhiều vị vua chúa khác nhau. Từ thời tam quốc cho đến biến cố Hán - Hồ mãi cho đến cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, viên Ngọc này mới chính thức được bàn giao về bảo tàng Cố Cung bảo quản sau hơn 2300 năm lịch sử.

>>>> Xem thêm: Câu chuyện huyền bí đằng sau những viên Ngọc cổ của Trung Hoa

2. Ngọc được bồi táng theo người chết

Trong lịch sử lâu đời của nhân loại, trên thế giới đã ghi nhận không ít các loại Ngọc quý thời xưa được chôn chung với người đã mất. Khi khai quật các nấm mộ nhiều nghìn năm tuổi, các chuyên gia khảo cổ đã gặp không ít bất ngờ khi phát hiện những viên Ngọc được chôn cùng đều còn nguyên vẹn và tươi sáng.

Không những thế vào thời Hán, hoàng tử Liêu Thân và vợ Tôn Vãn được chôn cất cách đây đã hơn 2000 năm với những viên Ngọc cổ. Sau khi được khai quật, mọi người đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy 2 cỗ thi thể vẫn còn nguyên vẹn mặc dù không được tẩm ướp bất cứ loại chất gì mang tính bảo quản. 

Ngọc được bồi táng theo người chết

Các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa đến quyết định cuối cùng rằng chính những viên Ngọc được chôn cùng đã phát ra nguồn năng lượng mạnh đến nỗi có thể bảo quản 2 thi thể này một cách hoàn hảo. Từ đó đã tạo nên một quan niềm tin mãnh liệt đến mọi người rằng Ngọc có thể mang đến sự sống vĩnh cửu và trường tồn.

3. Ngọc cổ của Từ Hy Thái Hậu

Từ thời phong kiến xa xưa cho đến tận ngày nay, không ít người thuộc tầng lớp quý tộc sử dụng Ngọc như một báu vật có thể giúp mình duy trì được nhan sắc và tuổi trẻ. Một trong những gương mặt nổi tiếng tiêu biểu đó chính là Từ Hi Thái Hậu vào những năm 1850, người được mệnh danh là tuyệt sắc giai nhân thời nhà Thanh.

Từ Hy Thái Hậu đã sử dụng những loại Ngọc Trai đắt tiền nhất để nấu chảy và xoay nhuyễn thành dạng bột, sau đó pha với sữa của những người phụ nữ mang thai lần đầu để tạo thành hỗn hợp thoa lên mặt mỗi ngày. Bằng cách này, bà vẫn giữ được một gương mặt xinh đẹp và mịn màng dù đã hơn 60 tuổi.

Bên cạnh đó, Từ Hy Thái Hậu còn là người sở hữu rất nhiều những bảo vật quốc gia được làm từ Ngọc. Trong đó có một số món cực kỳ nổi tiếng và có giá trị vô giá.

3.1. Hoa Sen làm bằng Ngọc Thạch

Hoa Sen làm bằng Ngọc Thạch

Là món vật được Từ Hy Thái Hậu đặt bên gối. Viên Ngọc hình hoa sen màu xanh thẳm này khi được khai quật có trọng lượng lên đến 5.029 gram và còn nguyên vẹn 100% cho đến ngày nay.

3.2. Ngọc Phỉ Thủy hình củ cải trắng

Ngọc Phỉ Thủy hình củ cải trắng

Là một món bảo vật được yêu thích nhất của Từ Hy Thái Hậu lúc sinh thời. Viên ngọc này có thiết kế hình cây củ cải trắng với phần chồi nhú xanh cực kỳ tinh xảo và chân thật. Vật này có chất liệu Ngọc Phỉ Thúy và được các người thợ lành nghề mài dũa thành hình. Hiện tại, Ngọc Phỉ Thúy hình củ cải trắng của Từ Hy Thái Hậu vẫn đang được bảo tồn và nguyên vẹn.

3.3. Phỉ Thúy hình dưa hấu

Trong lịch sử, Từ Hy Thái Hậu đã giữ vững vật này như chính tính mạng của mình. Bà đã bảo quản viên Ngọc hình dưa hấu này ở một căn phòng được thiết kế đặc biệt với nhiều lớp khóa khác nhau.

Phỉ Thúy hình dưa hấu

Sau khi mất, viên Ngọc Phỉ Thúy hình dưa hấu này được bồi táng cùng bà. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, một nhóm trộm đã đột nhập vào lăng mộ và lấy đi không ít châu báu trong đó có cả viên Ngọc này. Và từ đó cho đến nay, viên Ngọc này đã bị lưu lạc và thất truyền.

3.4. Ngó sen Ngọc

Cũng là một vật bị lưu lạc sau khi lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu bị trộm đi, Ngó Sen Ngọc có thiết kế tinh xảo với lá sen màu xanh và một bông hoa sen màu hồng.

3.5. Dạ Minh Châu

Dạ Minh Châu là một báu vật quốc gia có giá trị lịch sử cực kỳ cao quý, với cấu tạo từ 2 khối có thể ghép lại với nhau tạo thành một thể hình cầu hoàn chỉnh. Viên Dạ Minh Châu có màu trong suốt và khả năng phát sáng mạnh trong phạm vi 100 bước chân.

Dạ Minh Châu

Những ghi chép lưu lại rằng, Từ Hy Thái Hậu sau khi được chôn cất đã được cho ngậm 1 viên Dạ Minh Châu ở trong miệng. Viên Dạ Minh Châu này nặng lên đến 157 gram và có giá trị lên đến hơn 3000 tỷ Đồng.

3.6. Những bảo vật được đính Ngọc khác

Bên cạnh những châu báu bị cướp đi không rõ danh tính, trong lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu vẫn có nhiều món bảo vật khác được đính Ngọc quý như mão đội đầu, Ngọc Trai Hình Phật, cây San Hô ngọc, Linh Lung Bảo Tháp,...

Với các loại Ngọc quý thời xưa, chúng ta có thể cảm nhận được sự trân quý và giá trị liên thành của Ngọc. Không những thế, khi sử dụng Ngọc còn có thể mang đến sức khỏe, giữ gìn tuổi xuân và nhan sắc trường tồn.

 

Nhận xét khách hàng

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi phản hồi
Hủy
Chọn xem nhận xét
  • Mới nhất
  • Hữu ích

     

    image(2).png

    Công Ty Cổ Phần Ngọc Quý King Jades